Hướng dẫn cách viết CV cho Sinh Viên mới ra trường

CV cho sinh viên mới ra trường nên viết thế nào để thu hút và giúp bạn có ngay cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng? Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này, bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp.

1. CV xin việc cho sinh viên ra trường gồm những mục nào?

Để đảm bảo mục đích sử dụng CV xin việc cho đối tượng sinh viên mới ra trường, 1 CV xin việc cơ bản sẽ có cấu trúc đầy đủ gồm các nội dung sau đây:

- Thông tin liên hệ (contact)

- Giới thiệu bản thân (about)

- Trình độ học vấn (education)

- Chứng chỉ (certificate)

- Kỹ năng (skills)

- Kinh nghiệm làm việc (experience)

- Tố chất (qualities)

- Sở thích (hobby)

- Hoạt động, dự án tham gia (work active)

- Mục tiêu nghề nghiệp (career objectives)

 

Cách viết CV xin việc sinh viên mới ra trường
Cách viết CV xin việc sinh viên mới ra trường chuẩn nhất

2. Cách viết CV sinh viên mới ra giúp trường hạ gục nhà tuyển dụng

2.1.Thông tin liên hệ

Thông tin liên hệ là cơ sở để nhà tuyển dụng liên hệ với bạn khi bạn đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của họ, bao gồm 5 nội dung cơ bản:

- Họ và tên

- Ảnh

- Số điện thoại liên hệ

- Email liên hệ

- Địa chỉ liên hệ

 

Liệt kê đầy đủ thông tin liên hệ trong CV sinh viên mới ra trường
Liệt kê đầy đủ thông tin liên hệ trong CV sinh viên mới ra trường

2.2 Giới thiệu bản thân

Tùy vào thiết kế của mỗi mẫu CV. Nếu là dòng kẻ thì các bạn có thể cập nhật giới thiệu bản thân khoảng 2 - 3 dòng. Nếu là cấu trúc dưới dạng số thứ tự (liệt kê) thì bạn có thể giới thiệu về những chỉ số cá nhân: chiều cao, cân nặng, giới tính, chỉ số IQ, …

2.3 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn sẽ phải thể hiện được:

- Bằng cấp: trường cao đẳng/ đại học bạn theo học

- Chuyên ngành đào tạo

- Năm tốt nghiệp (hoặc thời gian đào tạo: năm bắt đầu - năm kết thúc)

- Xếp loại: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình (có những vị trí việc làm đặc thù yêu cầu chuyên môn cao bạn sẽ phải cập nhật cả kết quả học tập toàn khóa, biểu hiện bằng điểm tích lũy trung bình chung).

2.4. Chứng chỉ

Thường là:

- Chứng chỉ ngoại ngữ

- Chứng chỉ tin học

- Chứng chỉ nghiệp vụ

Liệt kê các chứng chỉ đã đạt được của bạn vào CV xin việc

2.5. Kỹ năng

- Kỹ năng cứng (kỹ năng chuyên ngành)

- Kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm...

2.6. Kinh nghiệm làm việc

Sinh viên mới tốt nghiệp thường chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, CV dành cho sinh viên mới ra trường không quá khắt khe trong phần kinh nghiệm thực tế. Tuy nhiên, đây vẫn là nội dung quan trọng trong CV tuyển dụng nên hãy khéo léo chọn lọc để chứng tỏ năng lực. Bạn có thể ghi chú lại những công việc làm thêm bán thời gian trong quá khứ có liên quan đến công việc hiện tại. 
Nếu kinh nghiệm đó không liên quan trực tiếp đến công việc ứng tuyển thì cũng không sao. Trong lúc phỏng vấn, hãy sử dụng lối diễn đạt phù hợp để biến chúng thành trải nghiệm tích cực. Khuyến khích bạn sử dụng kinh nghiệm hoạt động ngoại khóa để thay thế thì càng tốt. Nhà tuyển dụng ngày nay rất ưa chuộng nhân viên năng động nên hãy cố gắng tham gia nhiều hoạt động xã hội.

2.7. Tố chất

- Phẩm chất đạo đức

- Khả năng

2.8. Sở thích

Đây là mục sở thích cá nhân của ứng viên: bạn có liệt kê khoảng 3 sở thích, ưu tiên những sở thích có tính hỗ trợ cho công việc ứng tuyển.

Ví dụ: sở thích đọc sách, viết lách - hỗ trợ cho công việc biên tập viên sách

2.9. Hoạt động, dự án tham gia

Đây chắc chắn là thế mạnh của các bạn sinh viên. Do đó, bạn hoàn toàn có thể khai thác có tính định hướng cho công việc.

Ví dụ: những công việc liên quan đến công tác Đoàn hội rất ưu tiên bạn đã từng có những hoạt động đoàn hội năng động khi ngồi trên ghế nhà trường. Tương tự như vậy, nếu bạn muốn ứng tuyển vào những vị trí việc làm trong các tổ chức tình nguyện phi chính phủ thì hoạt động thiện nguyện, trải nghiệm thực tế lại là thế mạnh để bạn làm đẹp hồ sơ CV.

Hoạt động tham gia khi là sinh viên
Ghi lại các hoạt động tham gia khi là sinh viên

2.10. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp sẽ thể hiện rõ nhất định hướng công việc của ứng viên, trả lời cho câu hỏi: đạt được gì trong công việc?

Thông qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá được sơ bộ định hướng nghề nghiệp của ứng viên cũng như tính khả năng trong hoạt động công việc của ứng viên trong công ty của họ.

Mục này nên dành dung lượng viết khoảng 2 - 3 dòng.

3. Những lưu ý khi viết CV cho sinh viên mới ra trường

3.1. Lưu ý về hình thức CV

- Chọn ngôn ngữ trước khi thao tác: đối với các mẫu CV cơ bản nhất, bạn có thể chọn 1 trong 2 ngôn ngữ tiếng Việt hoặc tiếng Anh trước khi cập nhật thông tin

- Được lựa chọn tone màu CV: một điều rất thú vị khi tạo CV trên website là các bạn được chọn tone màu cho CV - áp dụng cho mỗi thiết kế. Và thông thường cứ 1 mẫu CV sẽ có 3 tone màu cơ bản phù hợp cho cả nam và nữ

- Chọn phông chữ chuẩn để tránh các lỗi font: theo các chuyên gia CV, bạn chỉ nên chọn 1 trong font chữ Arial hoặc Times New Roman khi tạo CV vì đây là 2 font cơ bản dễ đọc và ít mắc lỗi nhất. Nếu mẫu CV bạn chọn chưa đặt về chữ chuẩn mặc định thì bạn có thể chủ động chuyển đổi font chữ trên thanh ngang công cụ

- Cỡ chữ: thường là cỡ chữ trung bình

- Cách dòng vừa phải: cấp độ 2

 

Một CV đẹp giúp nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn
Một CV đẹp giúp nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn

3.2. Lưu ý khi trình bày nội dung

Để đảm bảo tính hiệu quả về mặt nội dung, khi trình bày các bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Viết cô đọng nội dung, không lan man, dài dòng

- Chỉ viết nội dung chính, tập trung vào những nội dung có ý nghĩa với mục đích CV (ứng tuyển vào vị trí nào, làm gì)

- Viết nội dung quan trọng theo thứ tự ưu tiên

- Viết nội dung theo thế mạnh của bản thân phù hợp với mục đích sử dụng

-Khai thác có trọng tâm nhất cho từng phần cấu trúc

- Không khai thác những yếu điểm của bản thân (ví dụ không có kinh nghiệm làm việc, bạn không nên viết “chưa có kinh nghiệm làm việc” mà có thể thay thế bằng những kinh nghiệm nhỏ chưa vững vàng, ví dụ như: làm thêm, làm cộng tác viên, làm partime, …)

- Đảm bảo tính phù hợp tương đối giữa hình thức với nội dung

3.3. Lưu ý sau khi hoàn thiện

Sau khi hoàn thiện CV, trước khi bấm vào mục “Lưu CV” thì các bạn nên dành ra khoảng 2 - 3 phút để soát lỗi, nhất là lỗi chính tả và lỗi dàn trang.

Trên đây là hướng dẫn cách viết CV chuyên nghiệp nhất cho các bạn sinh viên mới ra trường, hy vọng sẽ hữu dụng cho các bạn trong quá trình tạo CV xin việc, phỏng vấn tuyển dụng. Chúc các bạn thành công!


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!