Giới thiệu về Phòng Đào tạo

A. Chức năng của Phòng:

Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chủ trương của Bộ GD&ĐT và của nhà trường về đào tạo cao đẳng các hệ chính quy, cao đẳng nghề; tổ chức chỉ đạo, thực hiện và giám sát công tác giảng dạy và học tập của các hệ đào tạo trong Trường theo quy định. Tổ chức công tác xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo và quản lý hồ sơ văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp của sinh viên.

B. Nhiệm vụ chủ yếu:

1. Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong việc xác định mục tiêu đào tạo, quy mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề, mở các ngành hoặc chuyên ngành mới; nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến và hoàn thiện nội dung, chương trình, quy trình, phương pháp đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo cao đẳng các hệ chính quy và cao đẳng nghề;

2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy chung của toàn Trường cho từng khoá học, năm học, kỳ học. Lập thời khoá biểu, bố trí và điều hành lịch trình giảng dạy – học tập. Phối hợp tổ chức, kiểm tra, theo dõi các hoạt động ngoại khoá, thực tập, thực hành, thực tế... trong chương trình đào tạo.

3. Tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, thi học kỳ, thi tốt nghiệp. Theo dõi và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giảng dạy, chương trình đào tạo và quy chế giảng dạy – học tập ở các khoa; đề xuất, bổ sung hoặc điều chỉnh khi cần thiết để Hiệu trưởng xem xét quyết định.

4. Quản lý hành chính về giáo vụ và học vụ các hệ đào tạo của trường theo đúng các quy chế về đào tạo đại học và cao đẳng do Bộ GD&ĐT và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Sài Gòn ban hành. Quản lý kết quả học tập của sinh viên; tổ chức xét học tiếp, ngừng học, cho thôi học và bảo lưu kết quả học tập đối với sinh viên.

5. Tổ chức công tác xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ đào tạo và quản lý hồ sơ văn bằng, chứng chỉ tốt nghiệp của sinh viên.

6. Tham mưu cho Hiệu trưởng các chế độ chính sách đối với cán bộ giảng dạy trong trường và cán bộ thỉnh giảng, phục vụ giảng dạy; kiểm tra, báo cáo, thống kê khối lượng giảng dạy của các khoa để Nhà trường trả thù lao; đề xuất ý kiến về nhu cầu cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết phục vụ giảng dạy – học tập;

7. Lập kế hoạch triển khai tổ chức tuyển sinh các hệ đào tạo cao đẳng và trung cấp chính quy hàng năm, cao đẳng nghề hàng tháng; tham gia tổ chức công tác tuyển sinh cùng các đơn vị khác trong Trường.

8. Cấp bảng điểm, giấy chứng nhận về học tập cho sinh viên và chứng thực y sao bản chính các văn bản này; Lưu trử các tài liệu đào tạo theo quy định về phân cấp quản lý của nhà trường.

9. Quản lý nội dung cổng thông tin đào tạo website của phòng đào tạo; Quản trị và phát triển phần mềm quản lí đào tạo./.


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!