TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

1/ THỰC TẾ KHÁCH QUAN

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục của cả nước, và là nơi có mật độ dân số cao nhất nước. Do vậy mạng lưới giáo dục thành phố ngày càng phát triển, đặc biệt là các hệ thống trường mầm non đạt chuẩn.

Một điều dễ nhận thấy là những năm gần đây, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên mầm non tăng vọt theo từng năm. Xuất phát từ nhu cầu gửi con em để đi làm, hoặc muốn giáo dục tính tự lập cũng như kiến thức ngay từ nhỏ và chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước khi bước vào lớp 1, mà các cơ sở mầm non công lập hay tư thục được thành lập cũng nhiều hơn. Trong khi đó giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng ra trường hàng năm vẫn “cung không đủ cầu”. Chính vì vậy nhiều bạn trẻ hiện nay đã lựa chọn học ngành Giáo dục Mầm non để xây dựng nghề nghiệp trong tương lai của mình.

2/ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Mục tiêu chung:

Chương trình giáo dục đại học trình độ Cao đẳng ngành Giáo dục mầm non (GDMN) nhằm đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. GVMN được đào tạo có đủ phẩm chất, năng lực và sức khỏe để đảm bảo thực hiện tốt chương trình GDMN, có tư duy giáo dục hiện đại đáp ứng sự phát triển của GDMN trong điều kiện nền kinh tế tri thức; có kỹ năng nghiên cứu, ứng dụng và phát triển chương trình GDMN phù hợp với thực tiễn và có khả năng học tiếp ở các bậc học cao hơn.

2.2. Mục tiêu cụ thể

GVMN trình độ cao đẳng sư phạm phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau:

a) Về phẩm chất:

- Phẩm chất chính trị:

+ Yêu nư­ớc, trung thành với Tổ quốc. Là công dân tốt trong cộng đồng. Nghiêm chỉnh chấp hành đư­ờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Biết vận dụng sáng tạo đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước vào việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Phẩm chất nghề nghiệp:

+ Yêu nghề, say mê, tận tụy với công việc. Yêu trẻ, tôn trọng và có tinh thần trách nhiệm cao với trẻ.

+ Có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, nêu gương tốt cho trẻ.

+ Có văn hoá giao tiếp. Đoàn kết, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong chuyên môn. Quan hệ tốt với cha mẹ trẻ và cộng đồng, có ý thức vận động cộng đồng và cha mẹ trẻ tham gia xây dựng nhà trường, giáo dục trẻ, thực hiện xã hội hóa giáo dục.

+ Có khả năng tiếp tục học lên các chương trình đào tạo cao hơn hoặc có thể tuyển chọn, bồi dưỡng vào các vị trí quản lý.

+ Có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng nhanh trước những biến đổi của xã hội và của ngành GDMN.

b) Về kiến thức:

- Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn  GDMN.

- Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học GDMN ở trình độ cao đẳng để thực hiện tốt công tác chuyên môn.

- Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình GDMN, phương pháp tổ chức, đánh giá các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ em ở các cơ sở GDMN.

- áp dụng có hiệu quả kiến thức khoa học GDMN vào việc tổ chức và đánh giá các hoạt động giáo dục trẻ các đối tượng khác nhau bao gồm cả trẻ dân tộc thiểu số, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.

c) Về kỹ năng:

GVMN trình độ cao đẳng cần có các kỹ năng cơ bản sau:

- Giao tiếp với trẻ; tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển và học tập của trẻ.

- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.

- Lập kế hoạch định hư­ớng phát triển và giáo dục trẻ phù hợp với yêu cầu của từng độ tuổi, từng cá nhân và điều kiện thực tế.

- Tổ chức, thực hiện kế hoạch giáo dục một cách khoa học (thiết kế các hoạt động giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục, lựa chọn và sử dụng hợp lý các học liệu, phương pháp giáo dục - dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ).

- Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh kế hoạch giáo dục.

- Quản lý nhóm, lớp.

- Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động giáo dục.

- Tuyên truyền khoa học giáo dục, vận động xã hội hoá GDMN.

- Theo dõi, xử lí kịp thời các thông tin về ngành học.

- Phân tích và đánh giá hiệu quả công việc của đồng nghiệp và bản thân.

d) Về thái độ:

Trên cơ sở có kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm, sinh viên tin tưởng vào năng lực chuyên môn của bản thân, có thái độ tốt với trẻ và nghề GVMN. Có ý thức vận dụng sáng tạo các kiến thức và kỹ năng được đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng GDMN.

TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP

Chương trình Giáo dục Mầm non hệ Cao đẳng chính quy đào tạo giáo viên mầm non có kiến thức, năng lực, phẩm chất, sức khỏe… đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục Mầm non phù hợp với thực tiễn trong thời kỳ đổi mới, cho bạn lợi thế khi xây dựng sự nghiệp với nhiều hướng đi khác nhau như:

- Chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non công lập hay tư thục.

- Làm giáo viên tự do giảng dạy tại nhà học sinh, hoặc có đủ điều kiện về tài chính và kinh nghiệm có thể tự mở nhóm trẻ, trường học.

- Làm cán bộ trong hệ thống giáo dục quản lý nhà nước;

- Tham gia nghiên cứu tại các viện nghiên cứu giáo dục;

- Làm việc tại các tổ chức giáo dục phi chính phủ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!