Bí quyết cải thiện kỹ năng thuyết trình hiệu quả

Trong khi có người tự tin thuyết trình trước đám đông thì số khác lại e dè, ngại ngùng bởi chưa có kỹ năng thuyết trình tốt. Để bài thuyết trình của mình gây ấn tượng, truyền tải thông điệp thuyết phục người nghe thì hãy chú trọng cải thiện, trau dồi các kỹ năng. Với những chỉ dẫn trong bài viết, hy vọng bạn có thể hiểu được kỹ năng thuyết trình là gì và biết cách nâng cao kỹ năng thuyết trình của mình.

1. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình có thể hiểu là khả năng diễn đạt một thông điệp với những lý lẽ và lập luận chặt chẽ để thuyết phục và tương tác với người nghe bằng cách thu thập và giải đáp các câu hỏi phản biện. Hơn nữa, kỹ năng thuyết trình quan trọng trong việc thuyết phục khách hàng và thể hiện các mục tiêu, sứ mệnh của doanh nghiệp.

2. Vì sao kỹ năng thuyết trình quan trọng?

Nếu bạn là nhân viên Marketing thì việc thuyết trình các chiến lược cho ban giám đốc, quản lý, cấp trên về kế hoạch kinh doanh sản phẩm mới ra mắt vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ của bài thuyết trình là tạo ra tương tác với người nghe và có tính thuyết phục để dự án, kế hoạch đưa ra được cấp trên chấp nhận. Vậy kỹ năng thuyết trình có tầm quan trọng như thế nào?
Dưới đây là nhiệm vụ và mục tiêu một bài thuyết trình:

  • Giúp các cá nhân nâng cao cơ hội phát triển bản thân, hoàn thiện sự tự tin và bản lĩnh của nhà thuyết trình.
  • Thông điệp của bài thuyết trình hướng đến các đặc điểm của đối tượng khách hàng như sở thích và các yêu cầu.
  • Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi hội thảo định kỳ để rèn luyện năng lực thuyết trình của nhân viên và trao cho họ các cơ hội thành công.

3. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng thuyết trình?

  • Tìm hiểu thông tin về người nghe: Điều này cho phép bạn hiểu đặc điểm và các yêu cầu của khách hàng. Từ đó, bạn biết cách triển khai các thông điệp. Chẳng hạn, đối với giới phân tích, các số liệu thực tế nên được chứng minh rõ ràng và trình bày nổi bật trong bài thuyết trình.
  • Tổ chức bài thuyết trình theo kết cấu logic chặt chẽ: Để giúp người nghe dễ dàng hiểu thông điệp, phần giới thiệu nên nhấn mạnh vào kết cấu của bài thuyết trình và nhấn mạnh vào các điểm chính.
  • Thực hành thuyết trình: Trước khi thuyết trình, bạn nên dành thời gian luyện tập để rèn luyện phong cách thuyết trình và giảm thiểu căng thẳng và gia tăng sự tự tin, phát hiện và sửa chữa sai sót.

Trên đây là thông tin về kỹ năng thuyết trình là gì, tại sao kỹ năng thuyết trình quan trọng và làm thế nào để hoàn thiện kỹ năng này.

 



Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!