NHỮNG NGÀNH HỌC DỄ XIN VIỆC TRONG 5 - 10 NĂM TỚI

Mong ước lớn nhất của nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp là có việc làm. Những ngành học nào có thể đáp ứng yêu cầu này?

Theo đó, các ngành kỹ thuật điều khiển - tự động hóa, kỹ thuật ô tô, kỹ thuật cơ điện tử, công nghệ thông tin, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được đánh giá là những ngành học hấp dẫn trong 5 - 10 năm tới, đảm bảo cơ hội việc làm cho sinh viên ra trường với mức lương hấp dẫn.

1. Ngành kỹ thuật ôtô

Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho ngành kỹ thuật ôtô tăng rất nhanh. Các tập đoàn ôtô hàng đầu của Đức, Nhật, Mỹ… đặt nhà máy tại Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp ôtô trong nước hàng năm đều tổ chức tuyển dụng, nhưng nguồn vẫn không đủ.
Theo khảo sát của trường, 100% sinh viên ngành kỹ thuật ôtô có việc làm sau khi tốt nghiệp

Do đó, kỹ thuật ôtô được đánh giá là ngành học dễ xin việc sau tốt nghiệp. Học viên có thể làm kỹ sư vận hành, giám sát hệ thống tại các nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp ôtô, xe máy; kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ôtô; chuyên viên kỹ thuật tại các cơ quan quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ...

2. Ngành kỹ thuật cơ điện tử

Theo các bản tin thị trường lao động Việt Nam của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong những năm gần đây, kỹ thuật cơ điện tử là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao. Kỹ sư ngành này có nhiều cơ hội việc làm tại các nhà máy cơ khí, nhà máy chế tạo ôtô, xe máy, công ty xây dựng hoặc viện nghiên cứu. Ngoài ra, các công ty liên doanh nước ngoài cũng cần nguồn nhân lực ngành kỹ thuật cơ điện tử.

Ngành kỹ thuật cơ điện tử là một trong những ngành có nhu cầu tuyển dụng cao

3. Ngành công nghệ thông tin

Lập trình phần mềm luôn được đánh giá là một trong những ngành thời thượng. Thống kê cho thấy mức lương của các kỹ sư phần mềm nhận được khá cao, từ 500 đến 1.500 USD / tháng.

Không chỉ có mức lương hấp dẫn, cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành này cũng rất đa dạng. Họ có thể trở thành lập trình viên, kỹ sư phân tích, thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu và quản trị mạng hoặc kỹ sư phát triển phần mềm trong các doanh nghiệp công nghệ thông tin…

4. Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Ngày nay, hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất. Do vậy, cơ hội việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là rất cao. Trong vài năm gần đây, số lượng sinh viên ra trường không đủ để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Sinh viên ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa không lo thất nghiệp khi ra trường

Với ngành này, sinh viên có thể làm kỹ sư vận hành, cán bộ kỹ thuật tại doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Họ cũng có thể tự thành lập công ty, doanh nghiệp thiết kế thi công và sửa chữa các hệ thống điều khiển, tự động hóa, hoặc trở thành nghiên cứu viên, giảng viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
Tổng hợp: Phi Long
Nguồn tham khảo:
https://phenikaa-uni.edu.vn/chitiet/tin-tuyen-sinh/nhung-nganh-hoc-de-xin-viec-trong-5-10-nam-toi#:~:text=Do%20%C4%91%C3%B3%2C%20k%E1%BB%B9%20thu%E1%BA%ADt%20%C3%B4t%C3%B4,xin%20vi%E1%BB%87c%20sau%20t%E1%BB%91t%20nghi%E1%BB%87p.&text=Ng%C3%A0nh%20h%E1%BB%8Dc%20n%C3%A0y%20c%C3%B2n%20mang,%2D20%20tri%E1%BB%87u%20%C4%91%E1%BB%93ng%2Fth%C3%A1ng.

Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!