CÔNG NGHỆ 4.0 VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI XU HƯỚNG NGÀNH Ô TÔ

Cách mạng công nghệ 4.0 có sức ảnh hưởng và lan rộng tới nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt, hiện nay xu hướng ngành công nghệ ô tô đã có những bước thay đổi đáng kể và tiến bộ. Dễ nhận thấy những ứng dụng ngành công nghệ mới đã làm thay đổi bộ mặt của các ngành như ô tô.

Cách mạng 4.0 ảnh hưởng tới ngành Công nghệ ô tô

Vai trò mới của công nghệ 4.0 trong chế tạo ô tô

Một xu hướng mới về Công nghệ ô tô, robot phát triển trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 là sự kết hợp công nghệ thông minh vào thiết kế xe đời mới. Trong những buổi hội thảo, một số giải pháp hỗ trợ lái xe nâng cao (ADAS) như nhận diện làn đường, camera cảm biến 360, phát hiện vật cản, tín hiệu đèn giao thông, biển báo giao thông,… được các chuyên gia giới thiệu và phát triển.

Nổi bạt là thế hệ xe thông người lái đang xu thế được các hãng ô tô đầu tư mạnh mẽ. Hãng xe Toyota đầu tư 1,2 tỷ USD để phát triển trí thông minh nhân tạo trên dòng xe của mình với mục tiêu hiện đưa xe tự lái vào đời sống năm 2020.

Trí tuệ nhân tạo ảnh hưởng đến ngành công nghệ ô tô

Công nghệ 4.0 trong chế tạo ô tô

Theo dự báo cuae Tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group, năm 2025 sẽ là một năm bứt phá của thị trường xe không người lái khi đạt khoảng 42 tỷ USD và nhanh chống cán mốc 7 tỷ USD vào năm 2035. Những chiếc xe không người lái trơt nên phổ biến và có thể chiếm tới 25% lượng ô tô bán ra trên toàn cầu vào năm 2035.

Sân chơi mới chưa từng có tiền lệ

Với xu hướng phăt triển này, xe hơi không còn là sân chơi của riêng các hãng xe Ford, Daimler, Toyota, Nissan,… mà còn mở ra sân chơi cho nhiều công ty phần mềm. Đây là cơ hội béo bở chưa từng có tiền lệ cho các công ty Công nghệ thông minh như Google, Tasla, Uber,… Bởi đối với việc phát triển xe tự lái và xe điện, phần mềm như bộ não điều khiển và bảo đảm vận hành của xe. Và 100% xe sẽ được kết nối với Icloud.

Ford Explorer 2020

Thách thức trước yêu cầu của xã hội

Tuy đã được thế giới nghiên cứu từ lâu, nhưng dòng xe hơi tích hợp công nghệ 4.0 vẫn là xu hướng khá mới mẻ tại Việt Nam. Và chưa có nhiều công ty tham gia sản xuất và phát triển phần mềm. Nắm bắt nhu cầu cũng như xu hướng phát triển của thị trường và thế giới, một số tập đoàn tại Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu mảng công nghệ ô tô. Như FPT, Vinfast,… không bỏ lỡ thời cơ để thành lập các trung tâm, cơ sở đào tạo, cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Ứng dụng công nghệ mới nhất về xử lý hình ảnh, trí tuệ nhân tạo.

Trong cuộc đua thời đại công nghệ số, mọi người đều có cơ hội như nhau. Chúng ta caand thế hệ sinh viên trở thành lực lượng nồng cốt, tiên phong tham gia vào chuỗi giá trị công nghệ toàn cầu. Đây là cơ hội tuyệt vời dành cho các bạn trẻ có niềm đam mê vào ngành ô tô và phần mềm thông minh.

Cần có tư duy 4.0 để xác định xu hướng cho ngành ô tô Việt Nam

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và ô tô cho rằng: Nếu trước đây, các yếu tố quyết định sự khác biệt của những chiếc xe là động cơ, hộp số, bộ dẫn động, vô lăng điều khiển và xăng dầu… thì ngày nay, ô tô giống như một chiếc máy tính. Phần mềm và điện đã thay thế chức năng của các yếu tố cơ học, con người và nhiên liệu. Điều đó khiến cho ô tô không còn là cỗ máy bốn bánh thuần cơ khí mà được trang bị hàng loạt các ứng dụng công nghệ giúp lái xe an toàn hơn, đem lại trải nghiệm mới cho người dùng.

Có thể nói rằng đại đa số sáng tạo của xe hơi hiện nằm ở phần mềm. Các nhà sản xuất ôtô hiểu rằng xe hơi không còn là "lãnh địa bất khả xâm phạm" của họ nữa mà là lãnh địa của các công ty công nghệ. Rất nhiều công ty chưa từng tham gia sản xuất xe như Google, Tesla, Uber, Apple... đều đã lên kế hoạch phát triển xe tự hành. Cụ thể, ở nhà máy Bosch (Stuttgart-Feuerbach, Đức), sản lượng hệ thống phanh tự động (ABS) và hệ thống cân bằng điện tử (EPS) đã tăng 25%, đơn giản chỉ bằng cách áp dụng những dây chuyền thông minh và được kết nối. Các xu hướng này sẽ mang đến sự thay đổi lớn chưa từng có.

Đồng quan điểm trên, ông Henry Nguyễn Hữu Thái Hòa, Hội đồng thành viên cố vấn cho Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm Khoa học sáng tạo Việt Nam nhấn mạnh thêm: Quan trọng hơn cả là cần có tư duy 4.0 để xác định ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phát triển như thế nào trong vòng 10 năm tới. Bởi hiện cuộc CMCN 4.0 đã đi vào các nhà máy sản xuất ô tô 4.0 trên thế giới hoàn toàn tự động. Từ năm 2015 Google đã nghiên cứu xe không người lái, và hiện Uber ATG Car - xe không người lái đang được thử nghiệm tại 4 thành phố lớn trên thế giới như: San Francisco, Phoenix, Pittsburgh…

Flying Car - Mẫu ô tô bay độc đáo trong tương lai

Do đó ông Hòa cho rằng, cách mạng công nghiệp ô tô còn 10 năm nữa để đổi mới vì tương lai 10 năm tới công nghiệp ô tô trên toàn cầu là flying car (tạm dịch là xe điện trên không) sẽ điều hành bằng phần mềm chọn điểm đến như gửi email. Giải pháp Xe thông minh PRT như dạng flying Car sẽ được Ấn Độ đưa vào hệ thống giao thông công cộng ở một số thành phố đông dân nhất vào năm 2020 bởi đây là đất nước ứng dụng công nghệ 4.0 nhanh nhất. Như vậy, tương lai công nghiệp ô tô Việt Nam phụ thuộc vào tư duy công nghệ 4.0.

Tổng hợp: Phi Long

Nguồn:

  1. https://fumee.vn/cong-nghe-4-0-va-anh-huong-t-xu-huong-nganh-o-to/
  2. https://congthuong.vn/cong-nghiep-o-to-viet-nam-xu-huong-nao-trong-cmcn-40-110807.html

Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!